01/05/2024 15:36 GMT+7

Thổi hồn văn hóa Việt vào tranh kỹ thuật số

Tốt nghiệp Trường đại học Tôn Đức Thắng chuyên ngành thiết kế đồ họa, Nguyễn Quốc Trí (sinh năm 1997) nói từ thời tiểu học anh đã có niềm đam mê với mỹ thuật khi cầm trên tay những quyển sách giáo khoa đầu tiên.

Các tác phẩm vẽ bằng kỹ thuật số theo phong cách mỹ thuật Đông Dương do Nguyễn Quốc Trí vẽ - Ảnh: NVCC

Các tác phẩm vẽ bằng kỹ thuật số theo phong cách mỹ thuật Đông Dương do Nguyễn Quốc Trí vẽ - Ảnh: NVCC

Tôi mong muốn tạo ra những tác phẩm mang tinh thần và các yếu tố Việt Nam. Để khi đến tay bạn bè quốc tế, mọi người sẽ cảm nhận được nét đẹp của văn hóa Việt.

Mỗi khi đặt bút vẽ nên một bản thảo, tôi luôn có cảm giác mình đang được trở về một Việt Nam xưa cũ với dòng chảy văn hóa sống động. Các tác phẩm cũng là chân dung của một Việt Nam vừa truyền thống vừa hiện đại.

Nguyễn Quốc Trí

Lên đại học với chuyên ngành thiết kế đồ họa thuộc khoa mỹ thuật công nghiệp, Nguyễn Quốc Trí bắt đầu tìm hiểu sâu hơn về văn hóa và mỹ thuật Việt Nam, nền hội họa Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng.

Với chàng trai này, những thành tựu của các họa sĩ nổi tiếng thời bấy giờ như Mai Trung Thứ, Lê Thị Lựu, Lê Phổ hay Vũ Cao Đàm đã trở thành nguồn cảm hứng và động lực để anh học hỏi thật nhiều.

Trí kể trong một chuyến tham quan bảo tàng khi còn học đại học, anh có cơ duyên được nhìn thấy tận mắt những bức tranh lụa của các hoạ sĩ Việt Nam xưa.

Với những người có tâm hồn nghệ sĩ và tình yêu quá lớn dành cho nghệ thuật, được chiêm ngưỡng các tác phẩm đẹp là khoảnh khắc thật sự xúc động và khó quên.

“Tôi ấn tượng mạnh với những đường nét trên tranh lụa. Đặc biệt nhất là chủ đề của các bức tranh này thường về người phụ nữ hoặc con người Việt Nam

Những đường nét mềm mại làm tôi say mê, màu sắc và mỹ thuật thật sự mang lại cảm giác rất Việt Nam.

Một phần lý do khiến tôi thích mỹ thuật Đông Dương vì đó là nền mỹ thuật đậm đà bản sắc của Việt Nam, góp phần đặt nền móng cho hội họa hiện đại của đất nước.

Những bức tranh tôi vẽ là sự tiếp nối các giá trị mỹ thuật của những người đi trước, đồng thời tăng sự ứng dụng, tận dụng lợi thế tối đa bằng công cụ kỹ thuật số”, Trí chia sẻ.

Bên cạnh việc tỉ mẩn chọn chất liệu thể hiện được phần nào hiệu ứng của tranh lụa, Trí cũng lưu ý các yếu tố màu sắc để khi đưa vào không gian sẽ tạo được hiệu quả và gìn giữ tinh thần của mỹ thuật Việt Nam xa xưa.

Ngoài trang phục và gương mặt, mỗi tranh còn đòi hỏi cả những chi tiết nhỏ và các vật dụng đi kèm - vốn cần có sự tìm hiểu, nghiên cứu về nét sinh hoạt của người xưa. Đây cũng là những chi tiết mà Trí có thể sáng tạo thêm để thể hiện sự đổi mới.

Quốc Trí cũng lưu ý các yếu tố màu sắc để khi đưa vào không gian sẽ tạo được hiệu quả và gìn giữ tinh thần của mỹ thuật Việt Nam xa xưa - Ảnh: NVCC

Quốc Trí cũng lưu ý các yếu tố màu sắc để khi đưa vào không gian sẽ tạo được hiệu quả và gìn giữ tinh thần của mỹ thuật Việt Nam xa xưa - Ảnh: NVCC

Theo Trí, đa số mọi người thường nghĩ thực hiện tranh vẽ kỹ thuật số sẽ rất dễ dàng. Tuy nhiên để thể hiện lại những nét vẽ và phong cách mỹ thuật một cách chuẩn xác nhất, cần có sự luyện tập và trau dồi không ngừng.

Về quy trình, các bước thực hiện tranh kỹ thuật số sẽ tương tự như các tranh truyền thống.

Trước hết anh phác thảo bản vẽ lên giấy, sau đó đưa lên máy vi tính để hoàn thiện nét vẽ và màu sắc rồi mang đi in. Tùy theo kích thước, quá trình thực hiện một bức tranh có thể kéo dài từ một đến ba tuần.

Ngoài trang phục và gương mặt, mỗi tranh còn đòi hỏi cả những chi tiết nhỏ và các vật dụng đi kèm - vốn cần có sự tìm hiểu, nghiên cứu về nét sinh hoạt của người xưa - Ảnh: NVCC

Ngoài trang phục và gương mặt, mỗi tranh còn đòi hỏi cả những chi tiết nhỏ và các vật dụng đi kèm - vốn cần có sự tìm hiểu, nghiên cứu về nét sinh hoạt của người xưa - Ảnh: NVCC

“Phương pháp kỹ thuật số giúp tăng tính ứng dụng cho tác phẩm. Ngoài làm tranh trang trí còn có thể sử dụng cho bao bì sản phẩm, lịch, poster, tạp chí...

So với sự độc bản làm nên sự quý giá của tranh truyền thống, tranh vẽ kỹ thuật số sẽ thuận tiện hơn trong việc sử dụng. Nếu tranh truyền thống là mỹ thuật thì tranh kỹ thuật số có thế mạnh ứng dụng rất lớn”, Trí nói.

Khi còn đi học, Trí đã có sự yêu thích đối với mỹ thuật truyền thống và mong muốn tiếp nối những giá trị quý báu này qua tranh vẽ kỹ thuật số, với chủ đề chủ yếu về phụ nữ và cổ phục Việt Nam.

Ban đầu anh chỉ thực hiện các sản phẩm ứng dụng cho một số thương hiệu. Sau thời gian nhận được nhiều sự yêu thích và quan tâm, anh chính thức thương mại hóa các sản phẩm tranh trang trí. Khách hàng không chỉ là người Việt Nam trong và ngoài nước mà còn cả khách quốc tế có niềm yêu thích đối với văn hóa Việt.

Đây cũng chính là mong muốn lớn nhất của chàng trai sinh năm 1997, thông qua tranh vẽ để lan tỏa văn hóa dân tộc.

Nguyễn Quốc Trí

Nguyễn Quốc Trí

Với các chi tiết, họa tiết trong tranh, Trí nghiên cứu trong nhiều sách, tài liệu tham khảo về thời xưa, bên cạnh các hiện vật trưng bày trong bảo tàng hoặc của các nhà sưu tầm cá nhân. 

Ngoài ra, anh cũng có nguồn tư liệu dồi dào vì là đồng sáng lập Hoa Niên - dự án sản xuất cổ phục Việt rất quen thuộc với các bạn trẻ.

“Trước đây khi học về thiết kế, tôi đã yêu thích văn hóa Nhật. Sau đó khi tìm hiểu về văn hóa dân tộc, tôi dần dà phát triển thêm đam mê đối với văn hóa Việt Nam - vốn còn rất nhiều khía cạnh đa dạng chưa được khai thác.

Tôi mong mình có thể là một trong những người sẽ đưa nét vẽ và văn hóa Việt Nam vào các sản phẩm truyền thông, tạp chí nghệ thuật, đặc biệt là các sản phẩm có khả năng xuất khẩu hoặc tiếp cận khách quốc tế, từ đó lan tỏa văn hóa Việt đến nhiều người hơn”, anh mong mỏi.

Sinh viên “vẽ” tranh nước kỹ thuật sốSinh viên “vẽ” tranh nước kỹ thuật số

TTO - Tranh màn nước kỹ thuật số (digital water curtain) là thú chơi không xa lạ dùng để trang trí sảnh tiệc, kết hợp với vũ công, nhạc công trên sân khấu. Tuy nhiên, vì yêu cầu kỹ thuật và đầu tư lớn nên chỉ rất ít đơn vị trong nước thực hiện được.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên