01/08/2023 14:39 GMT+7

Lời khuyên cho gen Z, lao động trên 30, 40 tuổi tránh thất nghiệp

Dù là gen Z hay lao động trên 30, 40 tuổi, bạn có thể tránh được thất nghiệp nếu nằm lòng những lời khuyên mà chuyên gia đưa ra.

Bà Đặng Ngọc Thu Thảo - giám đốc vận hành, dịch vụ khoán việc và cho thuê lại lao động, khối doanh nghiệp vừa và nhỏ, ManpowerGroup Việt Nam - Ảnh: HÀ QUÂN

Bà Đặng Ngọc Thu Thảo - giám đốc vận hành, dịch vụ khoán việc và cho thuê lại lao động, khối doanh nghiệp vừa và nhỏ, ManpowerGroup Việt Nam - Ảnh: HÀ QUÂN

Theo bản tin thị trường lao động Việt Nam quý 2-2023 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có trên 1 triệu người thất nghiệp, tăng khoảng 25.400 người so với quý trước. Vậy tình hình việc làm sắp tới thế nào? Làm sao để tránh thất nghiệp?

Tuổi Trẻ Online phỏng vấn bà Đặng Ngọc Thu Thảo - giám đốc vận hành, dịch vụ khoán việc và cho thuê lại lao động, khối doanh nghiệp vừa và nhỏ (ManpowerGroup Việt Nam).

Lao động trên 30, 40 tuổi làm gì để không thất nghiệp?

* Để duy trì việc làm, người lao động phải làm gì? Trường hợp lao động trên 30, 40 tuổi hoặc cao hơn muốn tìm việc thì làm sao để cạnh tranh với người trẻ gen Z?

- Lựa chọn ứng viên phụ thuộc vào yêu cầu của doanh nghiệp, song có một số công ty cắt giảm lao động phổ thông trong độ tuổi từ 30 - 40 hoặc cao hơn. Lao động nhóm này có ưu điểm chăm chỉ, chịu áp lực, bền bỉ so với người trẻ gen Z nhưng tiếp thu kiến thức chậm hơn bạn trẻ, hưởng lương khá... Muốn trụ lại, họ phải sẵn sàng chấp nhận công việc vất vả, đòi hỏi sức khỏe.

Hiện Chính phủ đã có một số chính sách hỗ trợ lao động mất việc ở độ tuổi tương đối cao qua các lớp đào tạo tay nghề như lớp nấu ăn, cắt tỉa cây cảnh, pha chế... từ hỗ trợ của bảo hiểm thất nghiệp

Còn gen Z có thể cân nhắc làm việc tạm thời, thời vụ, theo dự án để đa dạng hóa nguồn thu nhập bên cạnh trau dồi ngoại ngữ, tay nghề, thể hiện tinh thần học hỏi, mong muốn làm việc lâu dài...

Xu thế là mọi lao động phải có các bộ kỹ năng chuẩn quốc tế. Ví dụ kế toán kiểm toán có chứng chỉ ACCA, tài chính có CFA.

Một số doanh nghiệp tăng tuyển lao động thời vụ, part-time thay vì full-time, hợp đồng dài hạn như trước? Điều này tác động đến thị trường lao động thế nào?

- Gần đây có một số xu hướng mới như làm việc từ xa, thời vụ, không cố định thời gian như doanh nghiệp bán lẻ thuê nhà thiết kế (designer) trong mùa cao điểm, dự án trong năm thay vì làm lâu dài.

Người lao động cũng tìm công việc cân bằng cuộc sống, tạo cảm hứng, dành thời gian cho bản thân và gia đình nhiều hơn. Đây là giải pháp ngắn hạn chứ không phải xu hướng. Sau COVID-19, nhiều bạn trẻ muốn làm tự do (freelancer) để tập trung đam mê hơn là làm công ăn lương, cố định trong khối hành chính văn phòng.

Ví dụ, nhiều bạn mở tiệm làm gốm, đồ thủ công, mỹ nghệ. Đây là giải pháp win - win (hai bên cùng thắng). Người lao động có thể có thu nhập tốt hơn, tối ưu năng suất làm việc và cân bằng cuộc sống, còn doanh nghiệp chủ động, linh hoạt phương án nhân sự để thích nghi với biến động trong ngắn hạn.

Ngành công nghệ thông tin sẽ lên ngôi

* Bà đánh giá thị trường lao động sắp tới thế nào? Ngành nào sẽ tăng tuyển dụng?

- Mặc dù các chỉ số về việc làm tương đối tích cực nhưng 6 tháng cuối năm 2023, thị trường lao động sẽ gặp một số thách thức. Có lĩnh vực sẽ cắt giảm lao động tương đối nhiều là may mặc, da giày, chế biến gỗ. Trong 6 tháng đầu năm, khoảng 100.000 doanh nghiệp trong nước tạm ngừng kinh doanh và giải thể, cùng các tín hiệu thị trường khác, thị trường việc làm sẽ bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, thị trường lao động bắt đầu có những điểm sáng. Một số ngành tăng tuyển dụng như sản xuất linh kiện điện tử, kho bãi.

Theo báo cáo của Future of Jobs Report 2023 của World Economic Forum, hơn 85% doanh nghiệp tăng áp dụng công nghệ mới. Vì vậy, ngành công nghệ thông tin sẽ có nhu cầu lớn với lập trình viên, robotic, an ninh mạng, dữ liệu đám mây, tự động hóa.

Còn theo khảo sát triển vọng việc làm toàn cầu quý 3-2023 do ManpowerGroup thực hiện, xu hướng tuyển dụng tập trung các ngành công nghệ thông tin, năng lượng, tài chính, bất động sản, công nghiệp và nguyên liệu. Các nước như Úc, Ấn Độ, Trung Quốc là các quốc gia có triển vọng mạnh. Trong khi Nhật Bản, Đài Loan có tín hiệu ít khả quan nhất.

* Thu nhập bình quân của người làm công hưởng lương giảm 79.000 đồng so với quý 1-2023, kỳ vọng tiền lương cũng giảm, điều này thể hiện gì?

- Việc này dễ hiểu, phù hợp với xu hướng chung khi chuyển sang ngành, nghề mới. Vì xuất phát lại từ đầu nên mức lương kỳ vọng không thể quá cao. Tuy nhiên, đó là lương khởi điểm, cơ hội phát triển, nâng cao lương sau này hoàn toàn có thể.

Người lao động cần biến tiềm năng thành hành động để rút ngắn lộ trình thăng tiến. Ví dụ, ứng viên đặt ra mục tiêu, lộ trình, giải pháp thực hiện rõ ràng. Sau 2 - 3 năm, nếu ứng viên đạt được các mục tiêu như cam kết, doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện thăng tiến.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội dự báo quý 3-2023, số lao động có việc làm khoảng 51,5 triệu người, tăng khoảng 267.000 người so với quý liền kề. Một số ngành tăng tuyển là dịch vụ ăn uống, sản xuất thiết bị điện... Trong khi đó, sản xuất trang phục, bán lẻ, nông nghiệp và dịch vụ liên quan giảm tuyển dụng.
GenZ xây dựng năng lực ‘thực chiến’, cơ hội việc làm rộng mởGenZ xây dựng năng lực ‘thực chiến’, cơ hội việc làm rộng mở

Trong bối cảnh cạnh tranh công việc ngày một khốc liệt, GenZ cần tìm hiểu yêu cầu của nhà tuyển dụng để cân nhắc ngành nghề, bậc học phù hợp, đảm bảo cơ hội việc làm rộng mở sau khi rời giảng đường.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên